Theo báo Dân trí- Một đô thị thông minh bền vững là một thành phố sáng tạo, sử dụng các CNTT và truyền thông, các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên cần nắm rõ, đô thị thông minh bền vững cần có nền tảng là một đô thị hiện đại. Đây là góc nhìn của Tiến sĩ Nguyễn Trọng: Ban cố vấn Hội Tin học TPHCM.
Thế nào là đô thị thông minh?
Tại hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho đô thị thông minh – Smart City 360” diễn ra vào chiều nay 19/8, tại TPHCM.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng, Ban cố vấn Hội Tin học TPHCM đã cho biết, Thành phố thông minh (TPTM) và Đô thị thông minh (ĐTTM) đang được xem là khái niệm tương đương nhau và thế giới đã nói cách đây 10 năm. Gần đây Việt Nam có thấy khá nhiều địa phương bắt đầu triển khai xây dựng đề án TPTM như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh TPHCM… Tuy nhiên, thực tế, có một câu hỏi được đặt ra, TPTM thực sự là gì? Nói cách khác, Tiến sĩ Nguyễn Trọng đặt vấn đề, cấu trúc cơ bản của một TPTM gồm những gì? Để tạo nên cấu trúc đó, chúng ta cần làm gì?…
“Phải chăng dân TPHCM sẽ hết lo ngập úng, hết lo ách tắt giao thông, hết lo nạn thực phẩm bẩn… Để đạt đến đề án đô thị thông minh? Có lẽ không phải như vậy”. Tiến sĩ Nguyễn Trọng nói.
Ông cho rằng, trước khi nghĩ đến đô thị thông minh thì phải xem đô thị đã hiện đại chưa. Một đô thị dù hiện đại hay chưa, thông minh hay chưa đều phải có hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ đáp ứng đúng 6 tiêu chí, gồm: quy hoạch bền vững; Hệ thống giao thông thông thoáng, dịch vụ giao thông thuận tiện; Điện – năng lượng – chiếu sáng, cấp – thoát nước đầy đủ và ổn định; Viễn thông – thông tin liên lạc thông suốt; Hệ thống các dịch vụ như hành chính công, y tế, giáo dục, đảm bảo an ninh hiệu quả; Và cuối cùng là hệ thống xử lý chất thải hoàn thiện, ít ôi nhiễm.
Như vậy, xét trên tiêu chí trên, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ một thành phố nào đáp ứng đủ và có thể khẳng đình, chưa có thành phố nào gọi là thành phố hiện đại.
Chẳng hạn có thể kể đến, một hệ thống giao thông thông thoáng, dịch vụ giao thông thuận tiện của một ĐTHĐ thì mỗi Km2 đô thị phải có khoảng 10Km đường giao thông. Hiện TPHCM mới chỉ có 1,98km/km2 (năm 2011 là 1,45km/km2), chưa đạt đến 20% chuẩn hiện đại.
Do đó, Tiến sĩ Nguyễn Trọng cho rằng, một ĐTTM trước hết phải là một đô thị tương đối hoàn chỉnh, có thể chưa thật sự hiện đại. Nhưng trên hết nó phải có các đặc trưng mới là 2 mảng thông minh cơ bản mà ĐTHĐ có thể chưa có. Bao gồm:
Hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ thông tin cho toàn thể cư dân thành phố (có thể gọi là hạ tầng thứ 7 cho một đô thị), bao gồm nhiều HTTM được kết nối chặt chẽ. Hạ tầng này là nhà tư vấn “thông ming, luôn có thể “mách bảo” những thông tin tin cậy cho người dân để họ có thể lựa chọn cách giải quyết công việc một cách hiệu quả.
Thứ hai đó là tập hợp các HTTM chuyên dụng, đứng độc lập, tạo nên những lợi ích vật chất, tinh thần cho toàn thể hoặc một cộng đồng đáng kể người dân khi hệ thống vận hành. Những hệ thống này thường là những hệ thống kỹ thuật trong hoạt động của đô thị.
Những lợi thế và thách thức của TPHCM?
Tại buổi hội thảo, lãnh đạo sở TT-TT TPHCM, ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở cho biết, TPHCM đang có nhiều lợi thế để xây dựng nên một đô thị thông minh và đó là mục tiêu quan trọng của thành phố.
Ông Cường cho biết, TPHCM hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức lớn, đây là những thách thức chung của các đô thị lớn trong bối cảnh hiện nay. TPHCM hiện là trung tâm kinh kế của cả nước, chiếm 9,1%, tạo ra GDP 21% của cả nước. Mật độ người dân trên diện tích của TPHCM gấp mười mấy lần cả nước.
Đi cùng đó, tốc độ dân số ở TPHCM đang tăng nhanh, tăng do di dân gây áp lực cho toàn thành phố. Chẳng hạn như dân số tăng khiến cho nhu cầu tăng mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông công nghệ, y tế, môi trường bị ảnh hưởng theo. Kéo theo chất lượng chăm sóc người dân chưa tốt và nhu cầu cần được cứ mãi tăng lên. Do đó, việc xây dựng đô thị thông minh được xem là bức thiết nhất.
Ông Cường cũng cho rằng, TPHCM hiện nay đang có nhiều lợi thế như công nghệ đã chín mùi, nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp CNTT, nhiều nhân lực công nghệ cao… Đáp ứng nhu cầu triển khai đề án. Đặc biệt, TPHCM cũng đi đầu trong các cơ chế khuyến khích đổi mới, xây dựng ngành công nghiệp công nghệ cao như vi mạch, CNTT… Lợi thế trên cũng tạo ra một thách thức vô cùng lớn.
Theo ông Cường, TPHCM đang vướn chính sách, thiếu hụt ngân sách dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực để vận hành đô thị thông minh… Do đó, ông Cường cho rằng, để xây dựng ĐTTM, không chỉ trông chờ vào nguồn vốn chính sách của nhà nước mà cần sự chung tay của các doanh nghiệp. Sự đồng thuận và tham gia của đối tác và người dân.
Đồng thời, đưa ra các đề án lựa chọn công nghệ mang tính mở, có khả năng chuyển đổi, tích hợp. Và trong hội thảo lần này, ông Cường mong muốn doanh nghiệp đề xuất các dự án cụ thể để tham dự vào hỗ trợ thành phố xây dựng đề án. Ông cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, cho thuê lại dịch vụ.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở TT-TT TPHCM cũng cho biết sẽ đề xuất các dự án cụ thể để triển khai xây dựng đô thị thông minh, trong đó chú trọng huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Và đưa ra lấy ý kiến phản biện của Hội đồng nhân dân thành phố, UBND, các tổ chức chính trị, các chuyên gia… đang làm việc tại TPHCM.
Được biết, Hội thảo khoa học “Giải pháp tổng thể cho đô thị thông minh – Smart City 360” di Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) chỉ trì, dưới sự bảo trợ của Sở Khoa học và công nghệ TPHCM, phối hợp với tạp chí PC World Việt Nam và Hội tin học TPHCM tổ chức.
Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/hay-tien-len-do-thi-hien-dai-truoc-khi-nghi-den-do-thi-thong-minh-20170919165823579.htm